Menu

I. Phong thủy là gì?

Phong thủy là một lĩnh vực có nguồn gốc từ truyền thống Đông Á, Từ "phong thuỷ" bản chất là sự kết hợp giữa hai yếu tố chính: "phong" đại diện cho lửa và "thuỷ" đại diện cho nước. Sự kết hợp giữa chúng được coi là cần thiết nhằm tạo ra một môi trường sống lành mạnh và hỗ trợ thúc đẩy sự thịnh vượng.

II.  Giới thiệu về các nguyên tắc cơ bản 

Các nguyên tắc cơ bản trong phong thuỷ là những nguyên tắc và khái niệm cơ bản để xây dựng một không gian sống hài hoà và hạnh phúc.

2.1. Một hệ thống chỉnh thể:

- Một môn khoa học hoàn chỉnh phải có một chỉnh thể hệ thống lý luận thống nhất. Trước đây chúng ta thường bắt gặp những mảnh vỡ của một lý thuyết mà chúng ta có cảm tưởng như Phong Thuỷ là một môn khoa học phiến diện thiếu tính hệ thống.

- Kỳ thực nó phải dựa trên một chỉnh thể hệ thống luận, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, bao quát toàn bộ vạn vật, hoàn cảnh xung quanh con người có nhiều nhân tố chúng có mối quan hệ tương hỗ, kìm hãm, tương hỗ đấu tranh, tương hỗ đối lập và chuyển hoá. Phong Thuỷ học có mục đích tìm kiếm những nhân tố tương hỗ, dung hoà để tối ưu hoá cấu trúc giữa các nhân tố thành sự tổ hợp tốt đẹp nhất. Phong Thuỷ rất quan tâm chú ý đến tính chất nh thể của sự vật.

2.2. Nguyên tắc Nhân - Địa thích hợp:

- Nguyên tắc nhân hoà là căn cứ tính chất của điều kiện tự nhiên mà thích ứng với mục tiêu, phương thức sống của con người. Nước ta địa hình phức tạp, đồi núi sông hồ đa dạng, địa mạch phong phú, thổ nhưỡng khí hậu phức tạp, địa hình không đồng nhất. 

- Miền Tây Bắc thì núi non trùng điệp, khí hậu lạnh phải tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở đất. Miền Nam thì nắng nhiều, mưa ít hoạ hoạn, hạn hán. Chính vì vậy phải phân hoạch cụ thể từng khu vực sẽ thích hợp với Phong Thuỷ thế nào, từ đó có phương pháp phù hợp với môi trường sinh sống và công việc của con người.

2.3. Nguyên tắc dựa theo sơn thuỷ:

- Nguyên tắc nương dựa theo sơn thuỷ là nguyên tắc tối căn bản nhất của Phong Thuỷ, sơn mạch đại địa là cha của vạn vật, thuỷ là mẹ của vạn vật, nếu không có nguồn nước mạch núi non thì con người cùng vạn vật không thể nào tồn tại.

- Nương theo địa hình núi phân thành hai loại, loại thứ nhất là "sơn bao huyệt" núi bao xung quanh huyệt, nghĩa là xung quanh huyệt có ba mặt bao quanh bởi quần thể núi non, ở trung tâm là khoảng không, mặt phía nam của huyệt còn có minh đường rộng rãi.

- Loại thứ hai là loại "huyệt bao sơn", địa thế lấy một ngọn núi trung tâm làm chủ, nhà cửa xây dựng lấy núi sau lưng để tựa vào, hướng ra tứ phía. Núi ở sau lưng che chở bao bọc quanh huyệt tạo thế được che chở, tàng phong tụ thuỷ cũng là nguyên lý cơ bản của Phong Thuỷ, những đỉnh núi xinh đẹp, địa mạch cát lành hội tụ, phía trước đỉnh núi đều có sông nước hội tụ làm minh đường,thế tựa núi nhìn sông thường thấy nhất trong các huyệt vị tốt về Phong Thuỷ.

2.4. Nguyên tắc quan sát hình thế:

- Phong Thuỷ rất quan trọng việc quan sát hình thế mạch khí, ngũ hành bởi vì có liên quan mật thiết với vận phúc, phải quan sát tiểu cục thông qua mối tương quan với đại cục. Nếu đại cục tốt thì bất luận tiểu cục có xấu cũng không đang ngại, nếu cả hai cùng xấu thì không nên sử dụng.

- Nhiều khi thông qua quan sát hình thế đã có thể nhận định được hoạ phước, đó cũng chính là điểm then chốt của trường phái hình thế khi xem xét Phong Thuỷ. 

- Cách thức tổng quát nhất chính là xem xét xem long mạch chạy theo hình thế như thế nào, sau đó quan sát nơi có quần sơn toạ thủ hoặc nơi long mạch đổi hướng thì nhất định có huyệt, quan sát quần sơn bao bọc huyệt, căn cứ theo thuỷ tìm thấy minh đường

2.5. Thẩm định địa chất:

- Phong Thuỷ không thể không có kiến thức về địa chất, nhưng môn địa chất đã chứng minh được là nó có mối quan hệ mật thiết với sức khoẻ của con người.Có thể khảo sát thông qua những hình thức như:

- Sinh hoá: Phẩm chất của đất hàm chứa những nguyên tố có lợi đối với sức khoẻ, tránh những nguyên tố phóng xạ hoặc có hại đối với sức khoẻ. Thông qua quan sát màu sắc, mùi vị của đất, cần được màu sắc tươi sáng, hoặc đỏ vàng, hoặc nâu đen mịn màng, tránh mùi vị tanh hôi. Chất lượng đất cũng có thể phát hiện thông qua quá trình quang hợp của thực vật vùng xung quanh huyệt.

- Từ trường: Nếu vùng đất có phóng xạ hoặc từ trường xấu cũng sẽ ảnh hướng đến phong thuỷ, từ trường phải thống nhất, không lẫn lộn, thông qua đo đạc la bàn ở nhiều nơi có thể biết được từ trường của huyệt tốt hay xấu. Hiện có những phương pháp cảm xạ thông qua la bàn để xác định từ trường và mức độ tốt xấu của huyệt.

2.6. Thẩm định nguồn nước:

- Nước rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên nói chung và với loài người nói riêng. Về Phong Thuỷ, nước chính là những dòng mạch đi kèm bảo hộ cho vạn vật. Chất lượng của đất quyết định chất lượng của nước vì nước sinh từ trong lòng đất. Các phái Phong Thuỷ kinh điển chú trọng "tầm long nhận khí", nhận khí sinh thuỷ ",tức là luôn lấy chất lượng nước làm tiêu chí đánh giá khí trường tốt xấu.

2.7. Toạ bắc hướng nam:

- Đối với các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa thường xuyên thổi vào từ phương Bắc mang theo khí lạnh nên gọi là âm phong, gây bất lợi đối với sức khoẻ con người và mọi vật. Phương nam thường xuyên có gió đông nam thổi, nhiều hơi nước gọi là dương phong tốt mang nhiều dương khí.

- Hướng nhà cửa từ xưa đã chọn toạ bắc hướng nam để vừa tránh gió rét, lại đón được gió mát nam mùa hè. Tuy nhiên đối với các khu vực ở miền nam thì sự suy luận lại đảo ngược, phương bắc chính là phương tốt để lập hướng. Thông qua việc ngũ hành âm dương hoá từng phương vị đã phản ánh được đặc tính của thời tiết và sự luân chuyển của dòng năng lượng theo thời gian và không gian.

2.8. Nguyên tắc hài hoà trung tâm:

- Xét trong một chỉnh thể thống nhất, Phong Thuỷ tối quan trọng sự hài hoà âm dương, biểu hiện ở nguyên lý nhà cửa phải hài hoà cân đối, không cao không thấp, không nghiêng lệch, thường được xây dựng theo nguyên tắc cân đối, đối xứng theo hình chữ Tam, chứ Tứ.

- Nếu hình thế quá cao thì gọi là cô dương không phù hợp hoặc thái quá. Nếu hình thế quá thấp gọi là cô âm chủ sự bất tiện, yêu cầu độ cao vừa phải, tương xứng. Sau khi hoàn thành xong các công trình sẽ hình thành nên trường khí, sự lưu chuyển của khí phụ thuộc rất lớn vào thiết kế kiến trúc

2.9. Nguyên tắc cải tạo:

- Ngoài việc thuận theo quy luật tự nhiên của trời đất, tìm ra chỗ sinh khí hội tụ mà xây dưng. Ngoài ra tự nhiên không phải lúc nào cũng hoàn hảo về mọi phương diện. Thông qua việc khảo sát phát hiện những khiếm khuyết của huyệt, tìm ra phương pháp sửa chữa Phong Thuỷ thích hợp sẽ giải quyết được những khó khăn.

-  Nếu thiếu đất có thể xây dựng các công trình tĩnh, khí không tụ tàng có thể xây dựng để điều chỉnh hướng đi của khí theo hướng phù hợp tránh được tản mát. Nếu chất lượng khí, nước không đảm bảo thì cải sửa thanh lọc dần biến hung thành cát hoặc chí ít cũng bớt đi một phần cái xấu.

2.10. Tiên tích đức hậu tầm thuỷ:

- Cái đích sau cùng cuả thuật Phong Thuỷ là đạt được mức Thiên - Địa - Nhân tương hợp. Để tiếp nhận, chuyển hoá được những dòng khí của đất trời, con người cũng phải có được những giá trị tương xứng về tinh thần với cùng một sự cảm thông. Đòi hỏi phải phúc đức, chỉ khi có phúc đức mới tìm thấy được những huyệt đạo tốt phù hợp với căn cơ của mình.

III. Tổng kết 

Trong cuộc sống hối hả và bận rộn, việc tìm hiểu và vận dụng những kiến thức căn bản về phong thuỷ chính là chìa khoá mở ra một không gian sống cân bằng và hoà hợp với năng lượng thiên nhiên. Phong thuỷ không chỉ là một nghệ thuật trang trí, mà còn là một triết lý sống, đề cao sự cân bằng và hoà hợp trong cuộc sống hàng ngày. 

Tạo ra một không gian sống thịnh vượng không chỉ là về việc sắp đặt đồ đạc mà còn là về việc tạo ra một tâm hồn hài hoà và an lạc trong mỗi con người chúng ta. Trên đấy là một vài kiến thức căn bản về phong thuỷ, nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc vận dụng phong thuỷ vào căn nhà ở của chúng ta.

NHÀ PHỐ VIỆT NAM - NƠI HỘI TỤ NHỮNG NHÀ MÔI GIỚI TRIỆU ĐÔ

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký ứng tuyển