Menu

Nhà ở là một cụm từ nhằm mô tả một căn hộ, một ngôi nhà hoặc một toà nhà được con người xây dựng để sinh sống. Đây là nơi để mọi người tìm kiếm sự thoải mái, cảm giác ấm cúng và được bảo vệ. Các nhà ở ngày nay có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ những căn hộ nhỏ bé trong các khu nhà chung cư đến những toà nhà cao tầng hoặc biệt thự sang trọng. Tuy nhiên nhiều lúc nó cũng có những sự cố hỏng hóc ko tránh khỏi, hãy cùng Nhà phố Việt Nam tìm hiểu xem khi ngôi nhà của mình xảy ra sự cố cần phải tu sửa thì có cần thiết phải xin giấy phép để sửa chữa nhà hay là không?

I. Nhà ở là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

II. Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép ko?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14) quy định, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ các trường hợp được miễn.

Theo đó, điểm d khoản 2 Điều này quy định 02 trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

- Một là các công trình có nội dung sửa chữa, cải tạo mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình và phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;

- Hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài công trình không tiếp giáp với đường phố trong đô thị (có yêu cầu về quản lý kiến trúc).

Do đó, nếu việc sửa chữa nhà ở không thuộc các trường hợp được miễn nêu trên thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành.

III. Sửa chữa nhà nếu không xin giấy phép có bị phạt ko?

Theo những quy định ở trên, chúng ta thấy rằng việc sửa chữa nhà ở (ngoại trừ một số trường hợp được miễn) sẽ không phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.

Đồng thời khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hành vi sửa chữa nhà ở không có giấy phép xây dựng sẽ có thể bị xử lý như sau:

- Đối với nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng;

- Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá và những công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng;

- Đối với những công trình có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng.

Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài mức xử phạt nêu trên, nếu công trình đã sửa chữa xong, nghĩa là hành vi vi phạm đã chấm dứt, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

IV. Tổng kết

Trong quá trình sửa chữa nhà cửa, bạn cần chú ý đến việc tuân thủ các quy tắc và yêu cầu pháp lý của chính quyền địa phương. Việc này đảm bảo rằng mọi công việc được tiến hành đúng trình tự và an toàn, đồng thời giữ cho dự án diễn ra một cách suôn sẻ và không vấp phải các vấn đề pháp lý không mong muốn. Trước khi sửa chữa ngôi nhà chúng ta cần phải cân nhắc xem có nên xin giấy phép hay ko nhằm đảm bảo rằng quá trình sửa chữa diễn ra một cách trơn tru và kết quả cuối cùng là một ngôi nhà hoàn chỉnh vượt quá kỳ vọng của khách hàng.

 

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký ứng tuyển